Hỗ trợ trực tuyến

icon-tuvan

0919704788

Tư vấn sản phẩm

0903 818 059

Tư vấn bán hàng 01

0901 885 029

Tư vấn bán hàng 02

0906846129

Tư vấn bán hàng 04

0789413669

Tư vấn bán hàng 05

0764 333 299

Tư vấn bán hàng 06

0903 301 378

Tin tức & và sự kiện

Video Clips

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HỦ TIẾU

      

      Để làm ra được các sợi hủ tiếu vừa dai, vừa thơm ngon và đảm bảo ATVSTP thì ngoài việc đòi hỏi dây truyển sản xuất tiên tiến, thợ làm có tay nghề cao, cơ sở đảm bảo đủ điều kiện ATVSTP thì chủ cơ sở sản xuất nên sử dụng thêm một số sản phẩm chất phụ gia mì bún phở được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong thực phẩm.

      NAVICO xin trân trọng gửi tới các bạn Quy trình sản xuất hủ tiếu mới nhất hiện nay.

  

    I. Sơ đồ công nghệ:

 

Quy trình sản xuất hủ tiếu

 

        

   II. Thuyết minh quy trình:

 

1- Nguyên liệu: Là loại gạo tẻ cũ.

 

    Gạo có thành phần tinh bột là amylose và amylopectin, Cả hai thành phần này đều có khả năng hồ hóa ở nhiệt độ 60 – 90oC và tạo màng tốt khi hồ hóa.

    tinh bột gạo có khả năng hút nước và phục hồi lại cấu trúc sau khi làm khô khi ngâm vào nước nóng 50-60oC.

    Để sợi hủ tiếu được dai nên lựa chọn loại gạo có thành phần amylose trong bột lớn.

 

Để chọn được loại gạo phù hợp, các bạn tìm hiểu thêm trong bài viết << CÁCH CHỌN GẠO LÀM BÚN >>

 

2- Ngâm gạo:

 

 

Ngâm Gạo

  

 

       Sau khi chọn được loại gạo phù hợp, chúng ta tiến hành ngâm gạo, giúp làm hạt gạo trương nở, mềm, dễ xay mịn. Trong khi ngâm, nước sẽ ngấm vào hạt gạo (hydrat hóa) làm mềm hạt gạo.

 

   Giai đoạn này gạo ngâm có thể bị thâm, chua dẫn tới sản phẩm làm ra thiếu tính thẩm mỹ, dễ bị mốc, thối. Để khắc phục vấn đề này trong quá trình ngâm các bạn nên cho thêm vào muối và một số chất phụ gia mì bún phở để giúp giữ mầu hạt gạo như << PHỤ GIA MÌ BÚN PHỞ STA - FRESH 9 >> được nhập khẩu từ Thái Lan.

 

3- Xay gạo:

 

    Gạo sau khi ngâm từ 12 - 24h đồng hồ được cho vào cối xay hoặc bơm lên các Xyclo lớn để xay nhuyễn các hạt gạo, thường xay từ 02 - 03 lần. Xay càng nhuyễn càng tốt, vì sẽ giúp quá trình tráng bánh được chín đều, bánh sẽ min màng hơn.

 

Xay gạo

 

4- Lọc bột:

 

    Sau khi xay ta sẽ thu được bột gạo dạng lỏng, Do tỉ lệ nước bổ sung khi xay khác với tỉ lệ pha bột để tráng bánh và thường không đều giữa các mẻ, nên ta cần lọc để lấy lại tinh bột và để loại bỏ các thành phần hạt thô còn sót lại.

   Nếu sản xuất với lượng lớn ta nên dùng cách lắng và gạn nước.

 

5- Khuấy bột:

    Pha bột là một quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hủ tiếu. Khi quá trình hồ hóa xảy ra, tinh bột sẽ hút nước để trương nở và hình thành cấu trúc mạng. Nếu cho nước quá ít, tinh bột không đủ nước để trương nở sẽ làm hủ tiếu bị cứng, khi phơi khô. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, các hạt tinh bột nở quá lớn, làm cho màng bở, không dai, không thể cắt sợi.

 

   Để sản phẩm làm ra không bị mốc, dai, thơm ngon, đả bảo ATVSTP người ta thường bổ sung thêm một số chất phụ gia mì bún phở như: Sodium Benzoate được nhập khẩu từ Mỹ và đặc biệt là chất phụ gia cao cấp << NAVIGEL >> được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong thực phẩm.

 

6- Tráng bánh:

 

    Bột sau khi được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải. Các mạch tinh bột cũng có thể liên kết với protein có trong gạo và bột khoai mì giúp tăng cường độ bền chắc của cấu trúc màng.

   Trong sản xuất công nghiệp hiện nay người ta thường tráng tự động bằng máy. 

 

7- Phơi bánh:

   Bánh sau khi tráng được phơi ngoài trời nắng trên các sạp tre, nhằm giúp làm cho mặt bánh ráo lại, giúp tạo sự thuận tiện cho quá trình cắt. Hiện nay, đất chật, thời tiết không ổn định nên một số lò đã sử dụng dây truyển tráng, sấy liên hoàn không cần phơi nắng. 

 

Phơi bánh

8- Cắt sợi:

 

     Bánh sau khi được phơi ráo bề mặt được bóc khỏi phên tre và cho vào máy cắt để tạo thành sản phẩm hủ tiếu. Kích thước và chiều dài sợi hủ tiếu được cắt phụ thuộc vào đơn đặt hàng hoặc theo truyển thống vùng miền khác nhau.

 

9- Phơi Khô hủ tiếu:

 

    Sợi hủ tiêu sau khi cắt sẽ được đem phơi khô, kết hợp với việc sử dụng một số sản phẩm phụ gia mì bún phở sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản và làm cho sợi hủ tiếu được thơm ngon. Nhất là hiện nay, sản phẩm này đang được xuất khẩu đi nước ngoài thì thời gian bảo quản cần được kéo dài hơn.

 

10- Thành phẩm:

 

    Sau khi phơi khô, hủ tiếu sẽ được đóng gói và đưa vào kho bảo quản chờ xuất hàng.

    NAVICO xin trân trọng cảm ơn các bạn đã tìm đọc bài viết của chúng tôi. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ích cho các bạn, xin chúc các bạn luôn thành công với sản phẩm của mình.

 

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm phụ gia mì bún phở mới nhất mời các bạn << CLICK VÀO ĐÂY >>