Hỗ trợ trực tuyến

icon-tuvan

0919704788

Nhân viên tư vấn 1

0903 818 059

Tin tức & và sự kiện

Video Clips

Vai trò của phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm ăn uống

     Chất phụ gia đã đóng góp vai trò quan trọng để làm thực phẩm phong phú, cất giữ an toàn lâu ngày, giúp quý bà nội trợ không phải ngày ngày xách giỏ đi chợ mua lạng thịt, bó rau. Trên khía cạnh pháp lý, phụ gia thực phẩm là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. Định nghĩa này bao gồm tất cả các chất được dùng trong sản xuất, chế biến, đóng gói, chuyên chở hoặc tồn trữ thực phẩm.

 

Vài trò của phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn đồ uống

 

     Phụ gia thực phẩm là các yếu tố được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm nhằm giúp cải thiện chất lượng, hương vị, màu sắc, thời gian sử dụng. Có thể được chiết xuất từ tự nhiên, hoặc tổng hợp từ các yếu tố hoá học trong phòng thí nghiệm, có thể cung cấp chất dinh dưỡng hoăc không. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại phụ gia với tính năng và vai trò khác nhau, phục vụ mọi nhu cầu đa dạng. Có thể chia thành các nhóm phụ gia theo vai trò:

 

 

1. Tăng giá trị dinh dưỡng


     Phụ gia có thể được sử dụng như một chất để bổ sung những chất dinh dưỡng đã bị thất thoát trong quá trình chế biến, sản xuất sản phẩm. Hoặc bổ sung những chất dinh dưỡng mới vốn chưa có trong nguyên liệu sản phẩm ban đầu. Có thể lấy ví dụ như khi chế biến các sản phẩm từ bột mì, bột gạo, người ta thường cho thêm phụ gia bổ sung Vitamin B để bù vào phần vitamin B mất đi trong quá trình xát vỏ gạo.

 

 

2. Cải thiện mùi vị và màu sắc của sản phẩm


     Với mục đích làm tăng tính hấp dẫn, ngon mắt của sản phẩm, các phụ gia thực phẩm được sử dụng để thay đổi màu sắc và mùi vị của nguyên liệu trong quá trình chế biến, phù hợp với khẩu bị và mong muốn của người thực hiện.

 

     Các chất tạo màu có thể là những chất được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (thực vật) hoặc từ nguyên liệu tổng hợp nhân tạo. Hiện nay có khoảng 32 chất phụ gia được sử dụng để tạo màu trong đó có 7 chất được tổng hợp nhân tạo. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ, bột đỏ làm từ loại ớt đỏ paprika.


     Chất tạo mùi thường là các chất phụ gia hương liệu hoa quả, vani, socola… sử dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước giải khát.

 


3. Bảo quản thực phẩm tươi lâu


     Thông thường các loại thực phẩm thường bị tấn công bởi các vi sinh vật hoặc vi khuẩn, nấm mốc gây hư hỏng hoặc phân huỷ. Phụ gia bảo quản thường hoạt động dưới dạng ngăn ngừa sự phát triển của các nhân tố vi sinh vật, vi khuẩn và giữ cho thực phẩm được tươi, ngon, ổn định chất lượng, mùi vị trong thời gian dài hơn.

 

4. Phụ gia làm thay đổi cấu trúc


- Có nhiều phụ gia thực phẩm được sử dụng để giúp chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu hơn ví dụ như: làm đông, làm loãng hay kích thích nở,...


- Chất làm cho món ăn có độ loãng ổn định, không đông đặc hay kết tủa ví dụ như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.


- Chất làm đông các sản phẩm như: thạch, kem, bánh ngọt ví dụ: Carrageenan,...


- Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì... giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn,...

 


     Theo các nhà khoa học, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra rất chặt chẽ về độ an toàn đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mỗi một loại phụ gia khác nhau lại có quy cách và hàm lượng sử dụng khác nhau, cần được lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng. Đồng thời, không tránh khỏi những trường hợp bị dị ứng do cơ thể nhạy cảm phản ứng với một số chất.